Những kỹ năng mềm cần thiết cho người lao động Việt Nam
Thế kỷ 21, được gọi là kỷ nguyên của nền kinh tế dựa vào kỹ năng. Điều đó được thể hiện rõ qua yêu cầu ngày càng thay đổi của xã hội. Năng lực của mỗi cá nhân được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng có ba khía cạnh chính mà hiện nay chúng ta cần quan tâm đó là: kỹ năng, kiến thức và thái độ. Theo đánh giá của một số tổ chức thì để trở thành một người thành đạt trong cuộc sống cần phả hội tụ đủ 3 yếu tố đó. Nhưng bao nhiêu là đủ cho mỗi thứ lại là một vấn đề. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học thì kỹ năng mềm (softskill) chiếm đến 85% trên tổng số 100 %, trong khi đó, kỹ năng cứng (kiến thức) chỉ chiếm khoảng 15%.
Ở xã hội Việt Nam hiện nay, sự coi trọng bằng cấp vẫn còn trong suy nghĩ và tư tưởng của nhiều người, đánh giá năng lực của một con người qua tấm bằng ĐH, qua sự danh giá của ngôi trường mà người đó đang theo học. Nhưng ngày nay nền kinh tế thay đổi, sự cạnh tranh khốc liệt buộc chúng ta phải “năng động”. Không những học giỏi, học nhanh mà còn phải học đúng với nhu cầu xã hội.
Ngày xưa, trường học là nơi duy nhất để ta học kiến thức, ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng internet. Thế giới như xích lại gần nhau hơn, việc học kiến thức trở nên đơn giả hơn. Điều này đặt ra nhu cầu cần học kỹ năng gì? Và thực sự đây là một câu hỏi khó, bởi cần gì còn tùy vào nhu cầu của xã hội.
Theo đánh giá của bộ Lao động Mỹ, 13 kỹ năng cần thiết để thành công đó là:
Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
Tất nhiên ở Việt Nam nhu cầu khác, con người khác sẽ cần những kỹ năng khác để trở thành một người thành đạt trong cuộc sống. Theo tổng hợp nghiên cứu của các nước và thực tế ở Việt Nam, top 10 kỹ năng quan trọng cho người lao động Việt Nam trong thời đại hiện nay là:
Kỹ năng học và tự học.
Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân..
Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm.
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc.
Kỹ năng lắng nghe.
Kỹ năng thuyết trình.
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Kỹ năng làm việc đồng đội.
Kỹ năng đàm phán.
“Thế giới ngày càng phẳng, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Rồi đến một lúc nào đó người lao động VN sẽ phải cạnh tranh với người lao động nước ngoài trên chính đất nước VN. Vậy nên ngoài kiến thức chuyên môn cần phải tự trang bị cho mình nhiều hơn những “kỹ năng mềm” khác.”