Những trang giáo án thảm sầu
Cha mẹ nuôi con 12 năm ăn học, tốt nghiệp CĐ, ĐH, bỏ cả núi tiền xin
việc, được điều lên vùng cao “vì trẻ em thân yêu”, lương hợp đồng chừng 1
triệu đồng/tháng. Có người chấp nhận hàng chục năm như vậy, nhưng
chuyện về những trang giáo án thảm sầu không dừng lại ở đó…
>> Yên Bình dậy sóng Cô
giáo Ngô Thị Kim Hoàn cho biết, gia đình đã bán trâu, vay mượn, đem đủ
40 triệu mang đến tận nhà lãnh đạo huyện “lót tay” mà nay cô vẫn bị chấm
dứt hợp đồng vĩnh viễn. Bị nghề giáo hành hạ Ông Nguyễn Duy Vượng là
một giám đốc doanh nghiệp có tâm ở huyện Yên Bình, vì mải mê đi đòi
công lý quá, đến mức lãnh đạo tỉnh Yên Bái phải lên truyền hình nói
riêng về các “chủ đề kiện cáo” rất được dư luận ủng hộ của ông. Và dạo
này, ông thấy nhiều người trẻ, xinh xắn, trí thức đến xin làm công nhân
khâu bao bì cáctông ở công ty mình quá, trong đó có Nguyễn Văn A - một
bạn trẻ gần 30 tuổi.
Ngồi trước mặt nhà
báo, A và bà mẹ sầu khổ của em cùng ngậm ngùi. Cháu nó học nhạc họa ra,
nhìn đâu cũng vướng khó, bỗng có chị hàng xóm đưa đến gặp chị M làm ở
huyện, bảo là đưa 50 triệu đồng thì chạy cho cái biên chế. Gia đình vay
ngân hàng được 25 triệu đồng, chị ấy lo lót cho đi dạy ở vùng cao cách
nhà 30km. Suốt 2 năm, mức lương 800 - 900 nghìn đồng, cậu bé chạy từ
trường nọ đến trường kia.
Cô
giáo Triệu Thị Hương chỉ biết ngơ ngác khóc lóc, không hiểu sao người
ta lại đưa mình và 79 người khác ra khỏi biên chế nhà nước. Ở trọ cách nhà 40km, xe
máy đổ xăng leo núi, đi bộ vào bản dạy học. Vào khu nội trú của trường ở
nhờ, ăn cơm nghèo xa nhà cùng chúng bạn. Suốt 2 năm làm việc cật lực,
đi lại vất vả, bỗng dưng cậu bị cắt hợp đồng. Số tiền lương “đi làm
không công”, cộng cả hai năm vào, vẫn chưa đủ số tiền 25 triệu mà cha mẹ
chạy cho cậu đi làm kia. Chưa đủ tiền trả phòng trọ và đổ xăng chiếc xe
máy Trung Quốc.
Phòng Giáo dục không
trả lời cắt hợp đồng, lần nào cậu bé thơ ngây lên hỏi, họ cũng bảo sẽ
trả lời sau, cứ về và đợi rồi lên hỏi, năm này qua năm khác. “Anh giáo
trẻ” và bà mẹ nghèo đành cất bước đi làm thuê. Vừa rồi, không chịu nổi
cái bụi bặm, bẩn thỉu của bao bì khâu vá, A đã đi bán quần áo dạo trong
các khu chung cư, với giá 25.000 đồng/cái quần tất rởm.
Cuộc họp úi xùi, nhiều bất công do Chủ tịch UBND huyện và Trưởng phòng giáo dục chủ trì đã bị… giáo viên bỏ về hết. “Về vườn” với những món nợ chồng chất Trường hợp khác là cô
giáo Ngô Thị Kim Hoàn, sinh năm 1985 ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình. Mẹ
Hoàn là bà Liên, giáo viên tiểu học dạy giỏi, xông pha vùng sâu vùng xa
có tiếng suốt 36 năm qua ở chính ngay huyện Yên Bình. Bà Liên bảo, mẹ
theo nghiệp này, thấy có phúc nên muốn con gái theo cho trọn nghĩa với
vùng đất khó khăn này. Bà cho Kim Hoàn theo học đại học, khoa Giáo dục
thể chất, nhưng trở về, xin ở đâu người ta cũng từ chối.
Bỗng dưng có bà chị
cùng ngành giáo dục mách nước, thôi thì cá chuối đắm đuối vì con, mình
là nhà giáo, biết chạy tiền đút lót là điều khốn nạn - đểu giả, nhưng
“xã hội giờ nó thế biết làm sao”. Người ta yêu cầu có 40-50 triệu thì
giáo sinh Ngô Thị Kim Hoàn sẽ được đi dạy, sau 3 tháng được biên chế
ngay. Bà Liên cắn răng đi vay, bán trâu bò, lợn gà đem đến gặp vợ của
một lãnh đạo huyện Yên Bình “nộp” để cho con được đi dạy học.
Đúng như “thỏa thuận
ngầm” với vợ của “quan”, chỉ thời gian ngắn sau, Hoàn được đích thân vị
lãnh đạo huyện kia ký công văn cho phép Trường Tiểu học xã Tân Hương
được ký hợp đồng với 3 “cô giáo”, gồm Hoàn và các cô Lương Thị Hiệp,
Dương Thị Linh Chi. Cả đại gia đình ăn mừng trong nỗi lo nợ nần chồng
chất. Cứ bỏ rẻ, lương 1 triệu, thì phải mất 5 năm vượt đường trường, leo
núi, dạy học liên tục Hoàn mới có đủ tiền bù vào số tiền mẹ đã vay nóng
vay nguội, bán trâu nái lợn con “chạy” cho em đi làm. Điều tai ác chính
là việc hiệu trưởng trường Tân Hương gọi Hoàn lên bảo em ký hợp đồng 3
tháng/lần, đến bảo hiểm cũng không được đóng và lương thì cực thấp.
Cô giáo Vũ Thị Hiệp, sau 11 năm cống hiến và bị bỏ quên, vừa được biên chế thì lại gặp oan khuất, phải khổ sở theo “kiện”. Đợt này, Hoàn cùng 9
giáo viên khác vừa bị huyện loại vĩnh viễn ra khỏi bục giảng. Tóm lại là
“về vườn” theo đúng nghĩa đen. Tôi hỏi cô giáo Liên, bà 36 năm xả thân
vì giáo dục Yên Bình, giờ tố cáo lãnh đạo huyện như thế, có ngại không?
Bà bảo: Tôi buồn và thất vọng lắm, nhà báo cứ viết những gì là sự thật,
tôi không ngại ra mặt tố cáo đâu. “Tôi đến nhà bà vợ ông lãnh đạo huyện
kia đòi tiền đúng dịp họ bị... chó cắn. Tôi bảo, cháu nó không được biên
chế, lại bị tống khỏi quyền đi dạy cả hợp đồng 3 tháng/lần, chị cho tôi
xin lại tiền. Vậy nhưng, họ có giả đâu...”.
Điều bà Liên và con gái
buồn hơn ấy là những mờ ám trong việc cắt hợp đồng vĩnh viễn của cô
giáo Hoàn, ngay trong nhóm 3 người cùng được về trường Tân Hương dịp mà
ông chủ tịch huyện ký, thì một cô học một ngành về làm một ngành (trái
ngành), thì cô này không bị cắt hợp đồng. Còn Hoàn học đại học chính quy
thì “bật bãi”. Chưa nói cái sai lớn, chỉ nói sự công bằng với chúng
bạn, đã đủ để gia đình nghèo khổ của cô giáo Hoàn vô cùng căm phẫn!
Không có chỗ dạy học thì cho… đánh trống! Đầy rẫy những câu
chuyện bi hài, kiểu: Nhận giáo viên về để ăn tiền “chạy chọt”, “ấn”
xuống bắt các trường nhận, khấu lương nhà nước, khấu ngân sách của
trường lớp ra trả lương cho người thừa đó. Không có việc cho “thầy cô”
làm thì bắt họ... chuyên phụ trách đánh trống! Quá nhiều thầy cô sau quá
trình tâm huyết được đào tạo sư phạm, lúc bỏ cả núi tiền ra “chạy”
xong, bị điều xuống làm nhân viên dinh dưỡng. Cứ nhận nhiều, nhận tiền
“của đút” xong, thời gian sau lại thải, lại có suất “tuyển dụng” mới mà
ăn tiền. Thừa thì “đuổi” bớt, “ban” cho người mới các chỗ đẹp rồi thì
“chuyển vùng” các nhà giáo kỳ cựu lên vùng khó khăn, bất chấp cả đạo lý!
Thầy
giáo Đỗ Viễn Quân chăm sóc đứa con gái 6 tuổi tàn tật trong hoàn cảnh
nghèo túng. Dầu vậy, anh vẫn liên tục bị “điều” đi vùng xa xôi một cách
“khó hiểu”, vợ anh bị đề nghị hủy biên chế. Trường hợp của nhà giáo
Đỗ Viễn Quân (SN 1974) cực kỳ thê thảm. Ra trường năm 1993, được vận
động đi vượt qua hồ Thác Bà, vào tít trong xã 95% người Dao dạy học liền
tù tì 11 năm. Không chỉ nói thạo tiếng Dao, lấy vợ trong “địa bàn cắm
bản”, anh Quân hiểu văn hóa và cúng được bằng tiếng của người Dao. Với
“thành tích” đó, anh Quân được điều chuyển về trường Phú Thịnh dạy học.
Nhà anh khó khăn, vợ
nằm trong số 80 giáo viên mầm non đang có kế hoạch đuổi ra khỏi biên chế
năm 2012 này. Con anh, cháu lớn bị tàn tật, không biết nói, đặt đâu nằm
đấy suốt 6 năm qua, lúc nào cũng thuê người trông coi, cháu bé còn ẵm
ngửa, cũng lại thuê một người nữa trông coi. Nhà cửa không có gì ngoài
hai cái xe máy cũ, vợ chồng giáo viên liên tục xông pha lên miền núi.
Anh Quân về gần nhà
được 1 năm, lại đi tăng cường cách nhà 40km. Vài năm về, lại bị đẩy đi
vài năm nữa. Đến mức anh mang cả các con vào các điểm trường tít trong
Tân Nguyên, Vĩnh Kiên. Cô vợ trẻ cũng bị điều lên trường Tân Hương xa
nhà hai chục cây số. Hai vợ chồng ở mỗi người một góc rừng. Giờ vợ bị
“thu hồi biên chế”, chồng lại tiếp tục bị điều lên rừng, nhà thì “mượn
của ngân hàng”, tương lai mù mịt đến rơi nước mắt. Điều anh Quân và vợ
bức xúc nhất, là gia đình họ ly tán, tận khổ, chỉ bởi vì sự dôi dư giáo
viên, họ cứ nhận về để ẵm tiền “lo lót”; rồi vì cái thừa đó mà các giáo
chức kỳ cựu như anh Quân phải liên tục bị tống đi, gọi về hoàn toàn ngẫu
hứng. Anh giáo Quân nuốt cục tức khó khăn, rồi quay sang lau nước mắt
cho vợ.
Vợ anh Quân - cô giáo
Triệu Thị Hương - vẫn khóc: “Bây giờ bị ép hủy biên chế, chúng em không
còn yêu cái nghề giáo viên này nữa, anh ạ”. PV Lao Động đem các thông
tin này đi gặp lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh Yên Bái, gặp các vị cán bộ
giáo dục ngõ hầu tìm ra con đường tháo ngòi nổ “những quả bom tấn” đang
nung nấu dưới nhiều mái trường đang sóng gió của Yên Bình. Câu trả lời
là: Cần lương tâm! Bởi cái cơ chế, các kẽ hở làm nên bi kịch kia đã tồn
tại quá lâu, sai lầm đó lại tiếp diễn thông qua cách giải quyết hậu quả
nhẫn tâm và đầy bất cập hiện nay - thành ra chuyện buồn cứ tiếp nối nhau
kiểu... “đổ thêm dầu vào lửa”.